Sử dụng than bùn xét đến khía cạnh bền vững

Vật liệu tối quan trọng dành cho việc sản xuất đất trồng là than bùn. Khoảng 50 năm trước đây, đất trồng chứa than bùn chính thức xuất hiện trong nghề làm vườn thu lợi nhuận và ngày nay đã trở thành một yếu tố không thể tách rời. Nhu cầu của thế giới không hề có xu hướng suy giảm mà còn có khả năng tăng mạnh khi những ưu điểm của chất nền nói trên đang dần được công nhận tại nhiều nơi trên thế giới. 
Đất trồng chứa than bùn bảo đảm cho sự phát triển của cây trồng 
Nhờ vào các đặc tính vật lý, hoá học và sinh học độc đáo, than bùn đã trở thành môi trường sinh trưởng lý tưởng trong nghề làm vườn. Đất trồng có thành phần chính là than bùn có thể cung cấp cho rễ cây độ neo bám cần thiết, đồng thời cung cấp lượng nước và không khí lý tưởng. Bằng cách bổ sung thêm vôi, độ pH của đất nền có thể được điều chỉnh phù hợp với từng đối tượng cây trồng và việc bổ sung phân bón tác dụng chậm đảm bảo các chất dinh dưỡng được cung cấp tại đúng thời điểm. Sự đồng đều cao trong chất lượng của than bùn thô đồng nghĩa với chất nền có tiêu chuẩn thống nhất cao có thể được sản xuất ra trong một thời gian dài. Tất cả những yếu tố trên mang lại sự an tâm cần thiết cho các doanh nghiệp trong nghề làm vườn để có thể tiếp tục công việc của mình và đạt được hiệu quả và thành công trong kinh doanh. 
Trên phạm vi toàn cầu và dựa trên kiến thức hiện thời, không có nguyên liệu thô nào có thể thay thế được than bùn như một thành phần của đất trồng chất lượng cao. Nếu có, những nguyên liệu thay thế này cũng không sẵn có với số lượng yêu cầu, hoặc sự thay đổi bất thường về chất lượng có thể dẫn tới nguy cơ tiềm tàng cho người làm vườn thu lợi nhuận. 
Về vấn đề này, chúng ta cần nhấn mạnh rằng, chỉ tính riêng nước Đức, đã có hơn 4 triệu mét khối đất trồng được sử dụng trong ngành làm vườn thu lợi nhuận mỗi năm. Tuy nhiên, chỉ có không tới 1 triệu mét khối sử dụng chất thay thế cho than bùn như sợi gỗ và phân ủ là sẵn có. 
Vấn đề này cũng liên quan tới 3 yếu tố của mô hình 3 trụ  (three-pillar model) trong quản lý doanh nghiệp bền vững. Về mặt sinh thái học, chất nền chứa than bùn là một môi trường đảm bảo cho sự sinh trưởng trên toàn thế giới. Về mặt kinh tế học, đất trồng chứa than bùn mang đến sự đóng góp bền vững đáng tin cậy để bảo vệ cho tương lai của toàn bộ ngành công nghiệp làm vườn.. Cuối cùng là sự tác động đến quá trình phát triển xã hội khi nghề làm vườn thu lợi nhuận sử dụng rất nhiều nhân công trong xã hội, từ các nhà máy sản xuất chất nền tới các nhà cung cấp cây giống, các trung tâm nuôi trồng và các cửa hàng hoa, cây cảnh. 
Khai thác than bùn chỉ được tiến hành tại những khu vực đã qua sử dụng 
Một trong những lợi thế chính của than bùn là sự sẵn có của nó cho các nhà sản xuất chất nền và rau quả thu lợi nhuận. Là một nguyên liệu thô tự nhiên, than bùn dĩ nhiên cũng được khai thác từ môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng than bùn không được khai thác từ các vùng đầm lầy còn nguyên vẹn. Nhiều thập kỉ nay, sản xuất than bùn chỉ được tiến hành tại các vùng than đã qua sử dụng trước đó, ví dụ như tại những khu vực đã được thoát nước sau một thời gian dài, nhằm bảo tồn môi trường sống và phát triển những khu vực sản xuất nông nghiệp.
Trên thế giới, tồn tại khoảng 400 triệu hecta đất than bùn và dạng tiền thân của đất than bùn, trong đó có 86% là đang ở trong trạng thái hoàn toàn tự nhiên. Không dưới 10% trong tổng diện tích trên toàn thế giới đã được thoát nước, chủ yếu là phục vụ cho lâm nghiệp và nông nghiệp. Những vùng than bùn được sử dụng trước đây mà hiện nay trong trạng thái được khai thác chiếm tổng diện tích trong khoảng 0.5 triệu hecta trên toàn thế giới – ví dụ, khoảng 0,125 % tổng diện tích của các vùng than bùn còn nguyên vẹn và được khai thác trước đó. Các đầm than bùn không được phân loại chính thức là một nguồn tài nguyên tái tạo. Tuy nhiên, trên thế giới, các đầm than bùn được tạo ra lớn hơn diện tích được khai thác.
Hàng năm có khoảng 2 tỉ mét khối rong rêu có tại các vùng đất chứa than nguyên sơ, trong khi chỉ có khoảng 100 triệu mét khối than bùn được khai thác hàng năm phục vụ cho các mục đích thương mại, tỉ lệ 20:1 (nguồn www.bth-online.org)
 Việc khai thác than bùn ảnh hưởng tới yếu tố sinh thái. Sản xuất than bùn sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, mặc dù chỉ diễn ra tại các khu vực đã từng được khai thác, trong những hoàn cảnh khác nhau vài thập kỉ trước đây. Việc khai thác than bùn hiện nay đã bị cấm tại các vùng đầm lầy nguyên sơ.
Tác động đối với khí hậu 
Trong vài năm trở lại đây, những vùng khai thác và chế biến than bùn đã được xem xét về lượng khí thải có khả năng gây hiệu ứng nhà kính. Những khu vực đầm lầy vẫn còn nguyên vẹn chứa cacbon dioxit (CO2) và phát sinh ra các khí gây hiệu  ứng nhà kính như metan (CH4) và nitơ oxit (N2O). Những vùng than khô  hạn sinh ra CO2 lưu cữu từ trước đó. Trong tổng lượng khí thải hàng năm tại Đức có 0,2% xuất phát từ việc sản xuất than bùn. Những khu vực khai thác được khôi phục lại có thể đảm đương chức năng của những bồn hấp thụ cacbon. 
Vấn đề về sự tác động của khai thác than bùn tới môi trường chủ yếu nhấn mạnh tới khía cạnh sinh thái trong sự phát triển bền vững. Sự tranh luận tập trung chủ yếu vào vấn đề các loại khí nhà kinh sinh ra trong quá trình sản xuất than bùn. Trên thực tế, các vùng than nguyên sơ cũng sản sinh ra rất nhiều khí nhà kính, điều này luôn được bỏ qua trong các cuộc tranh luận như một sự phát thải tự nhiên không có yếu tố con người. Mặc dù vậy, mỗi yếu tố đều cần phải được xem xét. Những khu vực than bùn nguyên sơ không hoàn toàn thân thiện với môi trường, chúng cũng sản sinh ra nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính. Đây không phải là nhằm che đậy cho luồng khí thải sản sinh ra trong quá trình khai thác than bùn, nhưng điều này cũng góp phần giúp con người hiểu rõ bối cảnh thực tế của vấn đề. 
Tại Việt Nam, than bùn có thể sử dụng vào mục đích năng lượng. Việc thay thế lượng dầu nhập khẩu bằng các nguồn than là phù hợp với nền kinh tế Việt Nam.
Trong khi đó, theo tài liệu dự báo của đề tài “Tổng hợp tài liệu địa chất, chất lượng và đánh giá tiềm năng than bùn Việt Nam” (Theo “Tiềm năng than bùn đối với việc phát triển năng lượng Việt Nam” – Nguyễn Trọng Khiêm, Tập đoàn Công nghiệp than – Khoáng sản Việt Nam) năm 1985 thì tài nguyên than bùn được ước tính là 7.100 triệu mét khối, Nam Bộ là 5. 000 triệu mét khối, đồng bằng ven miền Trung là 450 triệu mét khối và đồng bằng Bắc Bộ là 1.650 triệu mét khối. Về chi tiết, than bùn Việt Nam đã được điều tra tại 176 điểm khoáng và mỏ. Tiến hành thăm dò ở 78 mỏ với tổng trữ lượng tài nguyên 400.000 nghìn tấn. 
Than bùn ở nước ta có chất lượng tương đối cao, nhiệt lượng riêng Qk = 4500kcal/kg; Chất bốc Vch = 56,60%; độ tro thấp – khoảng trên 10%. Đối chiếu với các thông số về chất lượng than của các nhà máy nhiệt điện với công nghệ hiện nay, thì nhiều mỏ than bùn nước ta như ở đồng bằng sông Hồng (ĐBSH). U Minh Thượng (Kiên Giang), U Minh Hạ (Cà Mau) đều có thể dùng vào mục đích năng lượng.
Ngành than đang có những kế hoạch lớn về khai thác và chế biến than để phục vụ phát triển kinh tế trong vòng hai thập kỉ tới./.

Trung Phương ( dịch và biên tập)

Tin liên quan
TỶ GIÁ NGOẠI TỆ
THÔNG TIN CHỨNG KHOÁN